Thứ Hai, 19 tháng 2, 2018

HANG CẮC CỚ(CHÙA THẦY) VÀ BÍ ẨN BỂ XƯƠNG NGƯỜI

TÀI LIỆU DU LỊCH
Núi Chùa Thầy có hang Cắc Cớ
Trai chưa vợ nhớ hội Chùa Thầy
Gái chưa chồng nhớ ngày mà đi…
Bài thơ vịnh Hang Cắc Cớ của Bà CHúa Thơ Nôm Hồ Xuân Hương
Trời đất sinh ra đá một chòm
Nứt làm đôi mảnh hổng hòm hom
Kẽ hầm rêu mọc trơ toen hoẻn
Luồng gió thông reo vỗ phập phòm
Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm
Con đường vô ngạn tối om om
Khen ai đẽo đá tài xuyên tạc
Khéo hớ hênh ra lắm kẻ dòm
HXH
Trình chơi Âm thanh
  • Gái chưa chồng đến hang Cắc Cớ …

  • Chùa Thầy nổi tiếng là nơi những nam thanh nữ tú đến cầu duyên. Đến đây, khách du lịch sẽ được khám phá hang Cắc Cớ trong bụng con rồng “bướng” linh thiêng.
  • Bắt đầu vào chùa, hồ Long Trì (mắt rồng) hiện ra mong manh như người con gái đẹp e lệ khép mình đón khách. Tiếp đến là nhà Thủy Đình cổ kính, rêu phong. Vào những ngày lễ hội, hồ Long Trì trở thành sân khấu của các nghệ sĩ múa rối nước.
  • Hồ Long Trì CHùa Thầy
  • Hồ Long Trì. Vào mùa lễ hội, nơi đây là một sân khấu để
  • các nghệ sĩ múa rối nước.
  • Đường lên đỉnh núi uốn khúc quanh co với 251 bậc đá để thử thách những ai muốn khoác áo tu hành. Mỗi khúc quanh, mỗi hẻm đều gắn liền với một truyền thuyết. Mỗi địa danh lại gắn với tên tuổi một danh nhân.
  • bậc thang Chùa Thầy
  • 251 bậc đá để thử thách những ai muốn khoác áo tu hành.
  • Hang Thánh Hóa nằm khuất trên nách núi chùa Cao. Hang rộng, thoáng và hơi nông. Tương truyền rằng đây là nơi nhà sư Từ Đạo Hạnh thoát kiếp, đầu thai vào Lý Thần Tông. Trên bức tường đá mấp mô, vẫn còn đó bao dấu chân, dấu tay của đức phật Từ Đạo Hạnh. Người đã bám vào vách đá treo leo thẳng đứng để lên trời. Du khách đến đây thường cố với lên dấu tay, rồi chạm vào dấu chân đức phật, sau đó sờ lên đầu gối mình “cho chân cứng đá mềm, đường thượng lộ bình an”. 
  • Nơi đây vẫn còn nhiều tấm bia đá khắc bút tích của những tao nhân mặc khách. Bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương trong một lần vãn cảnh chùa Thầy, cũng cao hứng lưu lại bút tích. Bài thơ có tựa đề “Hang Cắc Cớ”.
  • bia Chùa Thầy
  • Những tấm bia ghi dấu tích của những tao nhân mặc khách đã đến đây
  • .
  • Từ lâu người ta vẫn gọi động Thần Quang bằng cái tên dân dã hang Cắc Cớ (tên do bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương đặt). Theo lời kể của người dân địa phương, hang Cắc Cớ chính là bà mai mát tay của những cặp nam thanh, nữ tú. Không khí lành lạnh, âm u, bóng tối bủa vây, những bậc đá trơn dốc cùng hơi đá cô tịch ướt át bốc lên tận mặt. Các cô gái sợ hãi vịn vào tay chàng trai. Chàng trai thể hiện niềm kiêu hãnh của người đàn ông che chở bao bọc cho người con gái.
  • Hồ Xuân Hương chứng kiến cảnh nam, nữ bồng bế nhau đã thốt lên: “vợ chồng giận nhau đến hang Cắc Cớ khi về lại nguôi”.
  • Hang Cắc Cớ
  • Chuẩn bị xuống hang như chuẩn bị mò xuống … âm phủ.
  • Đôi dòng sữa mẹ trắng muốt chảy dài xuống vách đá. Chú rồng thiêng kiêu hùng thoắt ẩn, thoắt hiện. Rồi cả con quỷ dữ như đang hét lên tức tối làm rung chuyển vách đá. Chú chó trung thành canh giữ kho báu ngàn năm. Vẫn còn đó hũ vàng của nghĩa quân ta. Tương truyền rằng khi quân nhà Hán phát hiện ra hũ vàng, chúng vung gươm chém, hũ vàng liền hóa đá.
  • Du khách xuống động thường xoa quả đu đủ thần mọc ngược, để suốt đời no đủ. Trên cao là hai cây đèn thần của vị tiên ông chiếu rọi khắp huyệt động. Kế đến là dê thần rồi bầu vú cô.
  • Bể xương người nằm khuất tận cùng đáy hang. Dòng máu đỏ của hàng ngàn quân sĩ thấm vào vách đá, chảy từ đầu hang và đọng lại ở bể xương. Vẫn còn đó những khúc xương, hộp sọ nằm ngổn ngang chất đầy trong bể …
  • bể xương người trong hang Cắc Cớ
  • Bể xương người cuối hang.
  • Những năm trước đèn pin chưa xuất hiện, khách xuống động phải thuê đuốc dầu, hay đuốc mỡ lợn. Khói muội bám vào vách đá, vào tay, vào mặt… Trở ra mọi người mới biết mặt nhau, rồi xin địa chỉ làm quen. Nhiều nhân duyên bắt đầu từ đây…
  • :Đi tìm hang động vùi xác “dân đen”

  • Bấy lâu nay, chúng tôi vẫn để ý xem tư liệu, tìm kiếm ngọn núi Cô Sơn nằm trên vùng đất có tên là “xã Bản Thủy” (thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) được ghi chép trong sách Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn.
    Sở dĩ, bởi Cô Sơn là một trong những ngọn núi ẩn chứa dấu tích đau thương của người dân cả một xã, bị giặc Minh thiêu chết chung trong một hang núi. Cái chết đau đớn tức tưởi của những lương dân này, có lẽ khởi nguồn cảm hứng cho lời cáo của Nguyễn Trãi lên án tội ác của quân giặc: “Nướng dân đen trên lửa hung tàn/ Vùi con đỏ dưới hầm tai vạ” (Bình Ngô đại cáo).
    Việc mày mò đi tìm núi Cô Sơn gặp nhiều khó khăn. Bởi Bản Thủy là địa danh cũ, mà hầu hết các tên xóm làng, xã tổng cũ, ngày nay đã được thay tên mới. Sau, một đồng nghiệp biết chuyện, nói: “Quê tôi vốn là xã Bản Thủy cũ, tức là xã Vĩnh Thịnh hiện nay. Vùng này nhiều núi lắm, Hùng Lĩnh, Cù Mông, Kim Sơn, Kim Âu, Kim Tử, núi Nham…, chẳng rõ nó nằm chỗ nào?”.
 Cô Sơn
Một góc núi Cô Sơn, nơi có động núi, giặc Minh thiêu chết người dân Bản Thủy
  • Vĩnh Thịnh là vùng đất cổ còn lưu nhiều nét đẹp xưa. Những con đường làng sạch sẽ, râm mát uốn lượn quanh một vùng sơn thủy hữu tình. Những ngôi chùa, đình đền đình cổ kính mà tuổi đời có lẽ ngót nghét cả ngàn năm trước.
    Ông từ ngoài 80 tuổi của ngôi chùa Hoa Long đẹp bậc nhất xứ Thanh vui vẻ đạp xe đến chùa làng đón khách.
    “Đây đúng là đất Bản Thủy xưa. Núi Cô Sơn cách đây chừng mấy cây số thôi, không khuất cây cối và xóm làng thì nhìn rõ lắm. Tôi ngày trẻ cũng leo trèo chơi núi quanh vùng nhiều, nhưng không rõ chút nào về hang núi Cô Sơn cả. Cũng có mấy hang, không rõ hang nào có sự tích đau lòng mà các bạn quan tâm?” – ông từ Hoàng Đức E biết đọc chữ Hán vanh vách, băn khoăn hỏi lại khách.
    Cán bộ văn hóa Trịnh Đình Hòe dẫn đường đến núi Cô Sơn. Họa sỹ Phan Bảo, người đồng hành của chúng tôi chỉ ngọn núi đất phía trước mặt, nằm trơ trọi giữa cánh đồng rộng, bảo: “Chắc chắn đó là Cô Sơn”.
 Cô Sơn1
Họa sỹ Phan Bảo đang cố tìm những dấu tích xưa bên vách núi
  • Anh cán bộ xã đi cùng bảo: “Không, bản đồ của chúng tôi gọi là núi Côn Sơn, hoặc là núi Co theo tiếng của địa phương”. “Côn Sơn hay Cô Sơn theo tiếng Hán cũng để chỉ một ngọn núi trơ trọi thôi mà. Quanh đây toàn núi đá, đó là ngọn núi đất nhỏ, chắc đúng như sách chép” – họa sỹ Phan Bảo cười.
    Sách Đại Nam nhất thống chí chép: “Núi Cô Sơn ở xã Bản Thủy, phía Đông huyện Vĩnh Lộc. Bắt đầu từ núi Hùng Lĩnh đổ tới, nổi lên ngọn núi đất. Mặt trước có một tảng đá tròn, trông hệt như sư tử hí châu (sư tử vờn ngọc). Lại có đủ “nhị thập bát tú” (hai mươi tá ngôi sao) la liệt ở phía bên tả.
    Chính giữa là ngọn Hoàng Phong, sừng sững như vách dựng giữa trời, ở trên có khắc 8 chữ Hán “Tri thanh điền trí thanh trí điền tri”, cao với không tới, không rõ khắc từ đời nào và ý nghĩa thế nào…”.
    Anh cán bộ văn hóa cho biết: “Hang đó ở phía sườn núi bên, đang nằm trong công trường khai thác đá. Người ta đã khai thác đá cả chục năm nay, không rõ còn gì không. Trước, tôi vào rồi, rõ ràng là có chữ Hán trên vòm cao”.
 Hang Cô Sơn
Hang núi Cô Sơn chỉ còn lại tàn tích
  • Núi đã bị khai thác lâu năm, nên trơ thờ lợ những đá là đá, ngổn ngang dưới chân, chênh vênh trên đỉnh.
    Thấy chúng tôi hỏi về hang, công nhân khai thác cứ nhìn nhau cười tủm tỉm. Rồi một người nói: “Từ chỗ chúng tôi đang ngồi, đến chỗ núi hiện tại, vốn là một hang lớn đấy. Nhưng cả chục năm nay đánh mìn khai thác, nên thành đất bằng rồi. Giờ chịu khó leo lên tận nơi, may ra các anh còn thấy được chút ít đáy hang chưa phá hết”.
    Họa sỹ Phan Bảo hỏi thêm: “Trước đây, các anh có nhìn thấy những chữ Hán lớn trong hang này không?”. Người nọ nhìn người kia, rồi trả lời: “Có. Anh Hòe này cũng biết mà. Mấy chữ lớn phía trên trần hang. Nhưng chúng tôi có đọc được đâu mà biết chữ gì. Với lại gần đây cũng mới thấy bảo nó là di tích, chứ chúng tôi chỉ biết nổ mìn phá đá thôi mà”.
    Tôi tiến sát vách đá còn dấu tích hang cũ. Từ dấu tích chân núi đến vách đá hiện tại, ước chừng quả núi đã bị phá đi một quãng dài chừng 60m. Đá mới vỡ trắng xóa, hoặc vàng, đá trần hang đen kịt, có cả đá rêu chết xanh xám nhợt nhạt, nằm chỏng chơ.
    Trên phía cao chừng 10m, có một dấu tích hang cũ, trông như hai ngách đá. Đó là đoạn cuối cùng của hang, nên khá nhỏ và thắt, có màu đen xám tự nhiên đặc trưng. Một ngách chỉ còn sâu chừng 2m. Ngách kia còn chừng 3-4m, nhưng cũng không còn dấu tích gì, bởi đá vụn đã lấp lưng lửng nền hang.
    Vừa dẫn chúng tôi đi xem lại những dấu tích, anh Trịnh Đình Hòe vừa bảo: “Trước đây tôi có vào hang này chơi nhiều lần. Hang rộng lắm, tất cả chỗ đất trống này vốn là lòng hang cũ đấy thôi. Trần hang cao, bắc thang dài cũng chẳng thể nào chạm được tới đâu.
    Trên vách hang, đoạn cao tầm năm bảy mét rõ ràng có những chữ Hán. Nhưng do không ai đọc và hiểu được nó nói gì nên chẳng quan tâm đến nó”.
Bản Thủy
Một góc Bản Thủy xưa
  • Họa sỹ Phan Bảo vẫn lặng lẽ quan sát trên những vách núi còn chưa bị san phá, như tìm kiếm một thứ gì đó. Hồi lâu, ông mới lững thững trở ra, vẻ mặt buồn bã, thở dài: “Lẽ ra những nhà nghiên cứu của địa phương, trung ương đã phải để ý đến việc này từ lâu, trước khi mất hết đi những dấu tích thế này…”.
    Theo họa sỹ Phan Bảo, những năm cuối thời nhà Trần và thời nhà Hồ, Vĩnh Lộc là một trung tâm văn hóa, chính trị lớn không chỉ của xứ Thanh mà cả nước. Cách núi Cô Sơn không xa là thành Tây Đô (còn gọi là thành nhà Hồ). Ly Cung, nơi an trí vị vua cuối triều Trần nằm ngay kề xã, cách mấy ngọn núi…
    Khi giặc Minh xâm chiếm nước ta, ngoài việc ra sức vơ vét tài nguyên sản vật, tàn sát văn hóa, thư tịch, chúng còn bắt đi rất nhiều nhân lực như thợ khéo, học trò, thầy thuốc… đem về nước. Những người có nghĩa khí đều tìm mọi cách rút vào rừng sâu ẩn náu, chờ thời cơ quật khởi, hoặc chí ít là không hợp tác với giặc.
    Sách Đại Nam nhất thống chí của triều Nguyễn chép rõ: “Lại có một ngọn núi đất đột ngột nổi giữa ruộng đồng bằng phẳng, trong có cửa vòm như gian nhà, có một cửa. Tương truyền trước đây người Minh xâm chiếm nước ta, sưu dịch nặng nề, dân xã Hoàng Xá đều lẩn tránh trong đó, quân Minh bèn phóng lửa cho chết hết.
    Tới nay, hàng năm cứ tới ngày 15 tháng 8, người trong xã đều đem vàng hương rượu thịt ra cúng tại đó. Núi này còn gọi là núi Long Cốt (xương rồng)”. Và nơi đây chính là dấu tích của sự đau thương thảm khốc đó, có vẻ như gần đây đã bị quên lãng.
    Tôi hỏi anh Trịnh Đình Hòe: “Cứ theo như sách chép, thì trước Cách mạng Tháng Tám, địa phương còn tục cúng giỗ chung cho những người bị thiêu chết trong hang núi này. Anh có từng biết một lần giỗ nào như vậy gần đây không?”.
    Anh Hòe nghĩ ngợi thật lâu, rồi lắc đầu: “Tôi mới sống mấy mươi năm nay, không biết được chuyện của người đi trước”. Đem câu chuyện hỏi thêm ông cụ thủ từ Hoàng Đức E, cũng nhận được cái lắc đầu tương tự.
    Mà sách mới in ấn phát hành khoảng năm 1910, dưới triều vua Duy Tân, vị vua yêu nước của nhà Nguyễn.
    Đành đi tìm một manh mối khác, về việc giặc Minh thêm một lần “nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn” ở vùng đất khác, mà sử sách còn ghi rõ hoàn cảnh, con người, địa danh, năm tháng xảy ra…
  •  Di cốt ở Chùa Thầy, chứng cứ tội ác của “quân cuồng Minh”?

  • Năm 2011, PV Báo điện tử VTC News đã thám hiểm hang Cắc Cớ (chùa Thầy, Hà Nội) và phát hiện rất nhiều xương cốt. Nhiều nhà khoa học đã vào cuộc, nhưng chủ nhân của hàng ngàn bộ xương vẫn chưa được giải mã.
    Mới đây, chúng tôi đã phát hiện ra một số tài liệu giải mã chủ nhân của hàng ngàn bộ xương bí ẩn này.
    Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, trước tác công phu của các nhà sử học lỗi lạc Lê Văn Hưu, Ngô Sỹ Liên… câu chuyện đau thương bắt đầu từ một viên ngụy quan Lộ Văn Luật, người ở Thạch Thất (Hà Tây cũ), không rõ năm sinh, năm mất.
 bể xương Lữ Gia
Bể xương trong hang Cắc Cớ được cho là của nghĩa quân Lữ Gia (thay vì Nữ Gia nói ngọng) từ 2000 năm trước
  • Nhà Hồ làm mất nước, Lộ Văn Luật đem thân phụng sự giặc Minh, giúp giặc đàn áp người dân Việt đang chịu muôn vàn khổ nhục dưới ách đô hộ. Được giặc sử dụng làm tướng, không rõ Lộ Văn Luật đã tham gia đàn áp bao nhiêu trong số hơn 60 cuộc khởi nghĩa của người Việt đương thời.
    Chỉ biết đến tháng 7 năm 1419, Lộ Văn Luật đã là tướng tiên phong của Tổng binh Lý Bân, đem quân đi đàn áp cuộc binh biến ở thành Nghệ An. Nguyên trước đó có một viên ngụy quan khác là Phan Liêu, tri phủ Nghệ An, do không chịu bức bách phải nộp vàng bạc cho quan quân nhà Minh, đã nổi dậy giết các quan nhà Minh.
    Bị Lý Bân kéo đến đàn áp, Phan Liêu không hạ nổi thành Nghệ An, bèn theo đường Thanh Hóa chạy trốn sang Lào. Lý Bân sai Lộ Văn Luật làm tiên phong truy đuổi, nhưng sai đi rồi lại gọi về bàn việc khác, khiến Luật lo sợ, hoài nghi, bỏ quân trốn đi mất. Bân bèn bắt hết người nhà và gia thuộc của Lộ Văn Luật.
 phóng viên VTC xuống hang
 PV VTC News xuống động Cắc Cớ tìm “suối xương”
  • Lộ Văn Luật bỏ trốn về quê ở Thạch Thất, tập hợp nhân dân dựng cờ khởi nghĩa. Người dân thấy có người tụ nghĩa chống Minh thì ùn ùn kéo theo. Lý Bân đem quân đến đánh, tháng 4 năm 1420 thì dập tắt cuộc khởi nghĩa đang trong thời kỳ trứng nước.
    Vẫn sách đã dẫn, chép rất cô đọng: “Lộ Văn Luật chạy sang Ai Lao (Lào – PV), dân chúng thì trốn vào hang núi Phật Tích và An Sầm (những tên cũ của hang động núi Chùa Thầy mà PV VTC News đã khám phá). Quân Minh dỡ nhà hun động, người trong động bị khói lửa hun đều chết, người nào ra hàng cũng bị giết cả, vợ con bị bắt làm nô tỳ”.
    Nhưng chỉ ít dòng đó thôi, cũng vẽ rõ chân dung người cầm đầu cuộc khởi nghĩa. Giặc đến, đem thân làm chó săn cho giặc cưỡng hại đồng bào. Khi có chút tỉnh ngộ về bản chất kẻ thù, ông ta tỏ chút chí khí, bỏ giặc mà đi, họp dân khởi nghĩa.
  • phóng viên VTC
 PV VTC News cùng các bạn trẻ ham khám phá hang động trong hang Cắc Cớ
phóng viên VTC2
  • Khi bị thua trận, chút chí khí ít ỏi của ông biến mất. Một thân bỏ chạy hàng trăm dặm trốn sang xứ khác, để mặc những lương dân mến nghĩa chịu số phận thảm khốc trong ngọn lửa hung tàn của quân giặc.
    Đáng tiếc hơn nữa, khi đã bỏ xứ sang bên Ai Lao, Lộ Văn Luật tiếp tục trượt dài, bộc lộ rõ tâm địa nhỏ nhen, tầm nhìn thiển cận, trở thành tội nhân thiên cổ của người Việt.
    Không chỉ “Đại Việt sử ký toàn thư”, mà trong “Lam Sơn thực lục” do Lê Thái Tổ sai Nguyễn Trãi viết cũng nhắc rất kỹ đến tội ác của nhân vật này, ảnh hưởng to lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, chỉ sau sự kiện trên chưa đầy 1 năm.
    Vốn trước đây, nước Ai Lao có mối quan hệ cực kỳ mật thiết với Lê Lợi, chung vai sát cánh trong công cuộc chống giặc Minh. Những khi quân không còn một đội, phải giết ngựa, bẻ măng cầm hơi, nếm mật nằm gai ở núi Chí Linh, khi sai sứ sang đất Ai Lao, Lê Lợi có ngay quân lương đầy đủ, tiếp tục kháng chiến, có nơi nương tựa.
 xương cốt hang Cắc Cớ
xương cốt hang Cắc Cớ1
Rất nhiều xương cốt được tìm thấy trong động Cắc Cớ
  • Nhưng từ khi Lộ Văn Luật trốn sang Ai Lao, đem lời dèm pha với xứ bạn, người Ai Lao trở mặt với nghĩa quân Lam Sơn. Họ bất ngờ tập kích nghĩa quân Lam Sơn trong bối cảnh đang chung lưng với nhau và giặc Minh áp sát trước mặt, một trận đánh mà nghĩa quân có thể bị tiêu diệt hoàn toàn.
    Sách “Lam Sơn thực lục” viết: “Nguyên xưa nhà vua giao hảo với Ai Lao không hề có điều gì xích mích. Nhưng bị tên Lộ Văn Luật, làm quan với giặc, trốn sang nước ấy, du thuyết để làm kế phản gián. Vì thế nước Ai Lao hiềm khích với nhà vua.
    Khi ấy nhà vua cầm cự với giặc Ngô, được thua chưa quyết. Kịp khi giặc thua chạy, Ai Lao liền đem vài vạn quân, một trăm thớt voi, thình lình đến trại ta, giả vờ sang giúp ta; nói phao lên rằng cùng ta góp sức đánh giặc. Nhà vua thật bụng tin người, không ngờ vực gì khác.
    Nào dè nó mặt người dạ thú, nghe mưu gian của Lộ Văn Luật, đêm đánh úp trại ta. Nhà vua thân ra đốc chiến, tự giờ Tý đến giờ Mão. Quân lính đua sức tranh nhau tiến trước, cả phá được chúng, chém hơn vạn đầu; bắt được voi mười bốn thớt; quân lương, khí giới lấy vạn mà kể!”.
  • Đó cũng là thời điểm hiếm hoi mà sử sách chép chuyện vị anh hùng dân tộc Lê Lợi sa nước mắt khi nói chuyện với binh sĩ trong tình huống ngàn cân treo sợi tóc, khiến sĩ khí hăng hái mà đảo ngược được tình thế nguy kịch. Trận này, Lê Lợi cũng mất đi một đại tướng trẻ tuổi là Lê Thạch, người cháu ruột mà vua yêu quý hơn cả con mình.
    Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” cũng nhận định: “Trước đây, vua vốn hòa hiếu với Ai Lao, chưa từng có hấn khích gì. Khi vua cầm cự với giặc tại sách Lư Sơn, Ai Lao từng cho quân sang cứu viện. Đến khi tên ngụy quan Lộ Văn Luật trốn giặc sang Ai Lao, sợ uy danh vua, thêu dệt gây nên hiềm khích, nên mới đến nỗi thế”.
    Trở lại với động xương người ở núi Chùa Thầy, cứ theo sử sách thì có thể thấy rõ họ là những lương dân nước Việt, mến nghĩa đem thân chống giặc, chẳng may sa cơ bỏ mình. Nhưng trong con mắt của các nhà khoa học, chuyện sử sách chưa hẳn đã là bằng chứng, chỉ có giá trị tham khảo.
    Câu trả lời chính xác cho chủ nhân của những di cốt tại hang động núi Chùa Thầy là ai, vẫn cần sự đánh giá chính xác của các nhà khoa học với tâm huyết và các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác nghiên cứu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét